CÔNG TY TNHH THIÊN TRƯỜNG AN

Chuyên cung cấp Bê Tông Tươi - Bê Tông Thương Phẩm
Gắn kết mọi công trình

0912.468.333 - 02293.630.333

36/74 Đinh Tiên Hoàng, P. Đông Thành, TP. Ninh Bình

Bàn về chất lượng bê tông thương phẩm Thiên Trường An Nam Định

Đây là câu trả lời của nbc tiên sinh, cũng trong diễn đàn này, thấy chẳng thiếu sót một lý do nào cả về trường hợp cường độ chịu nén mẫu bê tông xi măng đúc. Trong quá trình thi công đạt mác, song cường độ mẫu khoan không đạt mác.
(R<R’) theo tôi có một số lý do: 1. Chưa chắc hỗn hợp bê tông thương phẩm khi đúc mẫu đã giống hỗn hợp bê tông thương phẩm thực tế thi công (nhà thầu có nhiều “mẹo” để làm cho hỗn hợp khi đúc mẫu có chất lượng tốt hơn hỗn hợp bê tông thương phẩm đổ thực tế). 2. Chất lượng công tác đổ, đầm lèn, hoàn thiện và bảo dưỡng mẫu bê tông khi đúc thường tốt hơn cấu kiện thực tế, nên cường độ mẫu đúc và mẫu nén có chênh lệch nhau cũng là điều dễ hiểu. 3. Việc khoan mẫu bằng các mũi khoan hình ống sẽ cắt ngang các hạt cốt liệu lớn cũng sẽ làm cường độ mẫu khoan nhỏ hơn cường độ mẫu đúc. 4. Công nghệ đổ bê tông xi măng có phân lớp (nằm ngang), khi khoan mẫu theo phương ngang cũng sẽ làm cường độ mẫu khoan nhỏ hơn khi khoan mẫu thẳng đứng (mẫu này sẽ bị phá hoại với trị số lực nén nhỏ hơn do nở hông mạnh hơn). 5. Việc không phủ 2 đầu mẫu hoặc kỹ thuật phủ đầu mẫu không hoàn hảo (2 mặt nén không phẳng và song song với nhau) cũng sẽ làm giảm cường độ chịu nén của mẫu bê tông khoan. 6. Kích thước mẫu khoan quá nhỏ so với đường kính cốt liệu lớn nhất của hỗn hợp bê tông thương phẩm 7. Hệ số quy đổi từ mẫu khoan thực tế về mẫu chuẩn (15x15x15) theo tôi cũng còn phải xem xét thêm. Đây là ý kiến cá nhân của mình (Quangdn) Việc mác xác định trên lõi khoan 14 ngày lại lớn hơn kết quả trên mẫu 28 ngày cũng có thể xảy ra, do các lý do: 1. Độ đồng nhất của bê tông thực tế rất khó lòng đạt 100% 2. Điều kiện đầm lèn và dưỡng hộ của bê tông ở các vị trí khác nhau cũng rất khác, ảnh hưởng đến cường độ thực tế của bê tông 3. Ngay trong quá trình khoan lấy mẫu và thí nghiệm cũng đã dễ có sai số khá lớn và nếu số lượng mẫu ít thì sai số này rất đáng kể. Theo mình phía trạm cung cấp bê tông thương phẩm cứ soạn công văn trả lời theo lập luận chung là cường độ bê tông thương phẩm thực tế không chỉ phụ thuộc vào chất lượng cung cấp tại trạm mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như vận chuyển, thời gian đổ, đầm lèn, dưỡng hộ (tránh nói trực tiếp lỗi do bên nào). Kèm theo công văn này là toàn bộ chứng từ kiểm soát chất lượng nội bộ của trạm trộn trong thời gian sản xuất cho hợp đồng này (phiếu theo dõi mẻ trộn, chứng chỉ chất lượng vật liệu đầu vào: loại ximang, cốt liệu, phụ gia đang dùng, phiếu kiểm tra lấy mẫu và ép mẫu ở đơn vị độc lập…. Nói chung ở thời điểm này chủ đầu tư mới chỉ yêu cầu giải thích chứ chưa kết luận thẳng nên công văn cũng chỉ cần đến đó là đủ. Còn lại thì có thể thảo luận về các phương pháp để làm rõ trách nhiệm cụ thể từng bên, tiếp theo bước này, đúng quy trình hiện tại đang dùng (TCXDN 239:2006). Còn dưới đây là một mẩu tin rất cũ từ Cơ quan Nhà nước, có thể sẽ có ích cho bạn. Bộ Xây dựng trả lời về kiểm định đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình. Qua hòm thư điện tử Trung tâm Tin học, Vụ Khoa học Công nghệ đã nhận được câu hỏi của Ông Le Cong An, địa chỉ Email (lecongan2004@yahoo.com) hỏi: Hiện nay chúng tôi đang tiến hành kiểm định chất lượng bê tông một bể chứa bằng bê tông cốt thép (Mác bê tông thiết kế 300 daN/cm2, cốt liệu chế tạo bê tông là đá dăm có cốt liệu hạt lớn nhất 20mm) và đã có số liệu về cường độ bê tông tại hiện trường sau khi tiến hành khoan lấy mẫu, xử lý mẫu, thí nghiệm và tính toán như sau: + Rht = 25.2 N/mm2 + Rmin = 21.5 N/mm2 Để đưa ra kết luận đánh giá cường độ bê tông hiện trường có đạt yêu cầu theo mác thiết kế đưa ra thì có rất nhiều kiến nghị đưa ra phương pháp so sánh đánh giá như sau: + Đơn vị kiểm định: Rht > 0.9M = 0.9*30 = 27 N/mm2 và
Rmin > 0.75M = 0.75 * 30 = 22.5 N/mm2
+ Đơn vị chủ đầu tư:
Rht > M = 30 N/mm2
+ Đơn vị cung cấp Bê tông và đơn vị thi công: theo TCXDVN 239-2006
Rht > 0.9 Rye
Rmin > 0.75 Rye
Trong đó Rye = B hoặc 0.778M (Theo cấp hoặc Mác bê tông).
Vì vậy để đánh giá được bê tông có đạt được theo yêu cầu của Mác thiết kế là 300daN/cm2 thì cách so sánh như thế nào là chính xác hoặc có tiêu chuẩn nào khác để đánh giá không?
Sau khi xem xét, Vụ Khoa học Công nghệ có ý kiến nh#ư sau:
– Trường hợp thiết kế kết cấu được thực hiện theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì có thể áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 239:2006 để đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình. Khi đó, điều kiện để cường độ bê tông trên kết cấu công trình đạt yêu cầu thiết kế M30 (300 daN/cm2) là:
Rht >= 0,9*0,778M = 21,0 N/mm2
Rmin >= 0,75*0,778M = 17,5 N/mm2
Như vậy, nếu các bước lấy mẫu khoan, thí nghiệm và tính toán mẫu thử theo quy định trong TCXDVN 239:2006, với cường độ hiện trường xác định được là 25,1 N/mm2 và giá trị thấp nhất của một viên mẫu khoan là 21,5 N/mm2 thì kết cấu mà tổ khoan này đại diện có giá trị cường độ bê tông đạt yêu cầu thiết kế M30 (300 daN/cm2).
– Trường hợp thiết kế không thực hiện theo hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và không
quy định áp dụng TCXDVN 239:2006 thì cần áp dụng phương pháp thí nghiệm và tính toán kết quả theo tiêu chuẩn khác để đảm bảo tính đồng bộ của việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài như quy định trong “Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 7/05/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Vụ Khoa học Công nghệ
Trích dẫn (bachkhoadanang.net)